Giải đáp: Cảm biến áp suất lốp là gì? Nên mua cảm biến van trong hay ngoài?
11/06/2024
Cảm biến áp suất lốp là thiết bị điện tử được dùng để đo lường áp suất bên trong lốp xe. Cảm biến áp suất lốp cùng hệ thống cảnh báo áp suất lốp cung cấp dữ liệu về áp suất lốp tại bánh xe, hỗ trợ người dùng kịp thời xử lý khi lốp xe có vấn đề như nổ lốp hay thủng lốp. Việc sử dụng xe với áp suất lốp đúng tiêu chuẩn giúp kéo dài tuổi thọ lốp, giúp xe vận hành êm ái, ổn định. Trong bài viết, TMAS sẽ cùng các bạn tìm hiểu những thông tin về loại cảm biến này.
1. Cảm biến áp suất lốp là gì
Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Sensor) là bộ phận thuộc hệ thống cảnh báo áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System, viết tắt TPMS). Cảm biến áp suất lốp lắp đặt trên xe là một van bơm hơi tích hợp bộ phát tín hiệu. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp lấy tin hiệu phát ra từ cảm biến và hiển thị giá trị áp suất lốp lên màn hình taplo xe. Khi xảy ra hiện tượng mất áp suất không khí trong lốp, TPMS thông báo cho người điều khiển bằng đèn cảnh báo lốp bị xẹp.
Việc kiểm soát áp suất lốp cần thiết trong quá trình vận hành sử dụng xe. Lốp ô tô không được bơm căng đúng cách (gồm cả bơm thừa và bơm thiếu hơi) khiến lốp xe mòn không đều và mòn nhanh hơn, rút ngắn tuổi thọ sử dụng và ảnh hưởng sự an toàn khi lái xe. Áp suất lốp lệch chuẩn gây giảm tính ổn định và êm ái vận hành và điều khiển xe, đặt lốp xe vào trạng thái dễ bị hư hại dưới tác động điều kiện mặt đường. Việc sử dụng xe dưới điều kiện áp suất lốp tại bánh chênh lệch nhau (do bơm lốp không đồng đều hoặc do có lốp bị xì hơi) gây ra khó khăn cho người dùng điều khiển xe, ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn của xe.
Trang bị cho xe hệ thống cảnh báo áp suất lốp là một trong bí quyết chăm sóc và sử dụng lốp xe ô tô đúng cách, đảm bảo lốp xe không bị xì hơi ở mức nguy hiểm, giúp tiết kiệm nhiên liệu và tạo cảm giác thoải mái người điều khiển phương tiện. Cũng bởi nguyên nhân này mà TPMS trở thành một phần bắt buộc trong quá trình sản xuất xe ở Mỹ kể từ năm 2008.
2. Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp
Hiện nay có nhiều loại cảm biến áp suất lốp ô tô khác nhau nhưng cấu tạo chung thường gồm 3 bộ phận cơ bản sau:
Cụm van cảm biến
Cụm van cảm biến tích hợp trên vành xe thay thế cho loại van bơm hơi thông thường, cấu tạo 1 viên pin lithium cấp nguồn hoạt động cho 1 cảm biến và 1 bộ phát tín hiệu điện từ. Bộ phát tín hiệu này có thể lắp đặt ở bên ngoài hoặc bên trong lốp ô tô và có chức năng đo lường áp suất ở 4 lốp xe.
Bộ xử lý trung tâm
Bộ xử lý trung tâm chức năng thu nhận, xử lý các tín hiệu nhận được 4 van cảm biến áp suất lốp, sau đó gửi dữ liệu hiển thị thông số lốp xe ô tô lên màn hình riêng hoặc màn hình xe ô tô, điện thoại,… Bộ phận được ví là bộ não của thiết bị cảm biến áp suất lốp.
Màn hình hiển thị thông số
Màn hình hiển thị thông số có chức năng hiển thị thông tin về áp suất và nhiệt độ của 4 (hoặc 5, tùy loại) lốp xe. Hiện nay, hệ thống cảnh báo áp suất lốp trên xe, việc hiển thị áp suất lốp tích hợp trên màn hình đồng hồ công tơ mét hoặc màn hình giải trí. Với bộ cảm biến là phụ kiện gắn thêm, hiện nay có nhiều loại TPMS chọn lược bỏ màn hình hiển thị này và thay bằng tính năng kết nối trực tiếp vào màn hình xe hoặc tích hợp trên điện thoại, đồng hồ thông minh. Việc lược bỏ này nhận định sẽ hỗ trợ giám sát áp suất khi bơm được tối ưu hơn.
3. Ô tô có có cần thiết phải lắp cảm biến áp suất lốp không?
Hiện nay, TPMS xem như một hệ thống cảnh báo an toàn tiêu chuẩn, chính vì vậy mà nhiều nhà sản xuất ô tô thường trang bị sẵn thiết bị này như Toyota Corolla Cross, Toyota Camry, Toyota Land Cruiser,... Tuy nhiên, với những mẫu ô tô không được trang bị sẵn, người dùng có thể lắp đặt thêm TPMS ở trong hoặc ngoài lốp xe mức chi phí hợp lý. Có 3 lý do chính cho việc bạn trang bị thêm một bộ TPMS cho xe ô tô:
-
Kéo dài tuổi thọ lốp: Khi sử dụng TPMS, người dùng dễ dàng phát hiện sự cố liên quan đến lốp xe như lốp bị vật nhọn đâm thủng, rò rỉ van,... có biện pháp xử lý kịp thời giúp kéo dài tuổi thọ lốp xe.
-
Đảm bảo an toàn cho người lái: Khi có chênh lệch áp suất lớn giữa các bánh (bánh xì hơi hoặc bơm hơi các bánh không đều), chiếc xe ở trong trạng thái mất cân bằng. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình xe di chuyển trên đường, giảm êm ái, tính ổn định an toàn trên xe. Hơn nữa, điều này khiến việc điều khiển người lái cũng trở nên khó khăn và thiếu chính xác. Nhờ có TPMS mà người dùng có thể theo dõi áp suất lốp thường xuyên, đảm bảo chỉ số luôn ở mức tiêu chuẩn. Từ đó đảm bảo an toàn người điều khiển phương tiện và người lưu thông trên đường.
-
Tiết kiệm nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường: Một nghiên cứu gần đây Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) chỉ ra rằng, khi áp suất lốp xe giảm 1% thì mức tiết kiệm nhiên liệu sẽ giảm 0,3%. Do đó, lốp xe duy trì mức tiêu chuẩn sẽ giúp giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải ra môi trường.
4. Nên chọn cảm biến áp suất lốp van trong hay van ngoài
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn bộ cảm biến phù hợp, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm lựa chọn dưới đây:
Cảm biến áp suất lốp gắn trong hay gắn ngoài
Cảm biến áp suất lốp ô tô có sẽ 2 loại đó là cảm biến áp suất lốp gắn trong và cảm biến áp suất lốp gắn ngoài mang ưu - nhược điểm khác nhau:
Cảm biến áp suất lốp gắn trong
Đây là loại cảm biến được lắp ở bên trong lốp xe ô tô, van cảm biến thay cho van có sẵn của lốp xe.
-
Ưu điểm:
-
Trong quá trình sử dụng không lo mất trộm.
-
Thuận tiện trong việc bơm lốp vì cảm biến tích hợp van bơm hơi cho bánh xe.
-
Lắp trong lốp khiến cảm biến an toàn hơn, tránh tác động ngoại lực.
-
Nhược điểm:
-
Việc lắp đặt khá phức tạp, cần phải tháo lốp xe và cân bằng động. Điều này yêu cầu dụng cụ chuyên dụng để thực hiện.
-
Việc truyền tín hiệu từ cảm biến đến bộ xử lý sẽ khó khăn hơn so loại cảm biến lắp ngoài.
Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài
Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài là cảm biến gắn vào đầu van của bánh xe.
Ưu điểm:
-
Lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng không phải tháo lốp xe.
-
Có thể thay thế, sửa chữa hay thay thế pin khi van bị hỏng dễ dàng.
-
Bộ cảm biến loại này thường lắp dưới dạng phụ kiện, dễ lắp đặt mà không cần can thiệp vào hệ thống trên xe.
Nhược điểm:
-
Mỗi lần bơm xe cần phải có dụng cụ mở van cảm biến chuyên nghiệp.
-
Van lắp bên ngoài dễ xảy ra tình trạng bị mất trộm.
-
Cần thực hiện cân bằng động khi lắp cảm biến .
-
Cụm van và cảm biến khá dài, có thể bị hư hỏng và gãy tác động bên ngoài.
Từ các phân tích trên có thể thấy, mỗi loại TPMS mang đến những ưu và nhược điểm riêng. Nên tùy thuộc nhu cầu sử dụng, sở thích mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Từ các phân tích trên có thể thấy, mỗi loại TPMS mang đến những ưu và nhược điểm riêng. Nên tùy thuộc nhu cầu sử dụng, sở thích mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.
5. Cách lựa chọn cảm biến áp suất lốp
Chọn cảm biến tương thích với xe
Trên thị trường hiện đang có nhiều loại cảm biến áp suất lốp sản xuất theo xe. Đây là thiết bị có cấu tạo và đặc tính phù hợp từng model xe khác nhau. Do đó, việc lắp đặt chỉ cần cấm và kết nối, không cần đầu nối, ảnh hưởng hệ thống điện nguyên bản trên xe. Đây chính là yếu tố mà bạn cần quan tâm khi lắp thêm phụ kiện cho ô tô. Nên cân nhắc chọn loại nào phù hợp "xế cưng" của mình nhé.
Bên cạnh đó, bạn nên quan tâm cảm biến áp suất lốp thiết kế vừa đủ nhỏ gọn, hoạt động ổn định, chính xác. Không chiếm nhiều diện tích, thuận tiện và không làm cản trở thao tác lái xe.
Cân nhắc mức ổn định của tín hiệu
Bạn nên tìm kiếm loại cảm biến áp suất có tín hiệu mức ổn định. Theo kinh nghiệm của nhiều kỹ thuật viên lành nghề, mức ổn định tốt hơn nếu cảm biến thông qua việc chúng sử dụng kết nối không dây.
Chọn cảm biến có khả năng kháng nước
Một trong những tiêu chí bạn nên ưu tiên khi chọn mua cảm biến áp suất lốp đó chính là thiết bị khả năng kháng nước. Thiết bị có tiêu chuẩn kháng nước càng cao càng tốt.
Ưu tiên chọn loại cảm biến với tiêu chuẩn IP67, những thiết bị này thường sẽ có van cảm biến có thể chống thấm nước độ sâu 1m trong 30 phút. Không chỉ vậy, nó còn có khả năng chống bụi xâm nhập mức độ cao nhất.
Chọn cảm biến áp suất lốp dễ lắp đặt
Van cảm biến có cấu tạo giống như chiếc chìa khoá. Ở mỗi đầu van có ốc xoáy, khi lắp đặt tháo lốp xe và lắp trực tiếp các van này vào từng bánh xe.
Phần thân van cảm biến có ký hiệu tương ứng với từng lốp xe. Điều này giúp bạn hoàn toàn có thể tự lắp đặt mà không cần nhờ đến giúp đỡ của thợ chuyên nghiệp và dụng cụ chuyên dụng.
Điều này thường áp dụng với van cảm biến áp suất lốp gắn ngoài. Chỉ bằng thao tác dễ dàng, người sử dụng có thể tự lắp đặt tại nhà với dụng cụ mở van cảm biến.
Còn với cảm biến áp suất lốp gắn trong, thao tác lắp đặt rất phức tạp. Vì thế nếu bạn chọn cảm biến áp suất lốp gắn trong xe hơi, tốt hơn hết nên lắp đặt tại trung tâm uy tín.
Chọn cảm biến có độ bền cao
Độ bền của một thiết bị cảm biến áp suất lốp phụ thuộc pin của thiết bị đo. Tuổi thọ trung bình một bộ cảm biến có thể kéo dài từ 3-5 năm. Vì vậy, khi sử dụng cần chú ý nhiều hơn đến năng lượng pin hiển thị trên màn hình và không nên pin quá yếu. Điều này đảm bảo được quá trình vận hành sản phẩm được thông suốt và an toàn hơn.
6. Cảm biến áp suất lốp loại nào tốt
Đối với sản phẩm Giải mã áp suất lốp SAFE TIRE, quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng, đơn giản và an toàn. Thông qua thao tác cắm giắc theo xe, không độ chế hay gây ảnh hưởng hệ thống điện. Từ đó, thiết bị sẽ hoạt động ổn định, chính xác và bền bỉ.
* SẢN PHẨM VỚI 6 ƯU ĐIỂM CHÍNH:
– Thiết kế nhỏ gọn.
– Không tháo lắp phức tạp và kết nối siêu nhanh.
– Hiển thị trực quan ngay trên màn hình Tablo.
– Độ tin cậy, chính xác rất cao.
– Chi phí hợp lý.
– Bảo hành chính hãng lên đến 12 tháng.
Tin tức mới nhất
TMAS Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Phương Auto
11/10/2024
TMAS Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Hiếu Trinh Auto
09/10/2024
TMAS Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Nội thất ô tô Đức Cường
08/10/2024
TMAS Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Tòng Dũng Auto
08/10/2024
TMAS Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Phi Đông Auto
07/10/2024
Đăng ký làm đại lý
Để nhận chiết khấu cao từ TMAS và như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn